Sức khỏe cho bạn
  • HOME
  • Thuốc và Sức khoẻ
  • Làm đẹp
  • Dinh dưỡng
  • Nuôi dạy con
  • Blog
  • LIÊN HỆ
Sức khỏe cho bạn
  • HOME
  • Thuốc và Sức khoẻ
  • Làm đẹp
  • Dinh dưỡng
  • Nuôi dạy con
  • Blog
  • LIÊN HỆ

Tia UVA, UVB và UVC là gì? Tác hại của tia UV đối với da

by thanhtam Tháng Mười Hai 15, 2020
Tháng Mười Hai 15, 2020 0 BÌNH LUẬN

NỘI DỤNG BÀI VIẾT

  • 1 Tia UVA, UVB và UVC là gì?
    • 1.1 Hiểu rõ về tia UVA là gì?
    • 1.2 Hiểu rõ về tia UVB là gì?
    • 1.3 Hiểu rõ về tia UVC là gì?
  • 2 Các chỉ số kem chống nắng cần quan tâm
    • 2.1 SPF (Yếu tố chống nắng)
    • 2.2 PA (Lớp bảo vệ của UVA)
    • 2.3 Phổ rộng

Theo nghiên cứu, trong ánh nắng trời phát ra tới 3 loại tia UV. Tuy nhiên, chỉ có tia UVA và UVB có khả năng xuyên qua tầng Ozon chiếu xuống mặt đất, gây ra nhiều tác hại đối với làn da của chúng ta. Vậy tia UVA và UVB là gì? Điểm khác biệt giữa chúng như thế nào?

Tia UVA, UVB và UVC là gì?

Hiểu rõ về tia UVA là gì?

Tia này không bị tầng ozon hấp thụ có thể đi xuyên qua mây, kính và có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong da. Tia UVA làm biến đổi tế bào, là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề lão hóa, rối loạn sắc tố và ung thư da… UVA hiện diện quanh năm, ngay cả khi trời có nhiều mây và mặt trời không ló rạng. Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy ánh sáng ban ngày thì đó là lúc nó hoạt động.

Tia UVA có bước sóng từ 320 nm đến 400 nm, bao gồm hai tia: UVA1 (bước sóng 340-400 nm) và UVA2 (320-340 nm). Sự khác biệt về bước sóng rất quan trọng bởi mỗi hoạt chất sẽ cho hiệu suất bảo vệ làn da khác nhau ứng với từng loại tia UV. Chính vì lý do này các sản phẩm chống nắng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bảo vệ trên toàn bộ quang phổ của tia UVA đó là: Zinc oxide, titanium dioxide…

Tia UVA được coi là kẻ “giết người thầm lặng” bởi nó ảnh hưởng lên da một cách từ từ, rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Chúng tàn phá các tầng biểu bì, kéo theo hiện tượng liên kết collagen bị đứt gãy, cấu trúc tế bào suy giảm, hình thành nếp nhăn và chảy xệ, làm tăng nguy cơ gây ung thư da.

Một điểm khác biệt nữa là tia UVA có khả năng xuyên qua kính, trong khi tia UVB thì không. Trừ khi tấm kính cửa sổ hoặc trên xe ô tô được thiết kế đặc biệt để lọc tia UVA, sử dụng kem chống nắng là một điều vô cùng quan trọng để bảo vệ da khỏi sự tấn công này.


Hiểu rõ về tia UVB là gì?

Tia UVB (gây bỏng rát): Tia này bị tầng ozon hấp thụ, có phạm vi tác động nhỏ hơn tia UVA. Tia UVB giúp cơ thể con người sản sinh ra vitamin D. Tuy nhiên, vì là tia gây bỏng rát. nên tia UVB là nguyên nhân trực tiếp gây ra những thay đổi có thể nhìn thấy trên bề mặt da như: cháy nắng và kích ứng da.

Các tia UVB có bước sóng từ 290 nm đến 320 nm, phạm vi nhỏ hơn nhiều so với tia UVA. Chúng gây ra vấn đề như bỏng rát, cháy nắng. So với UVA thì những tác động mà loại tia này gây ra có thể cảm nhận và nhìn thấy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt.tia UVB cũng là một trong những “thủ phạm” làm tăng nguy cơ ung thư da.

Hiểu rõ về tia UVC là gì?

Đây là tia ngắn nhất và cũng có hại nhất vì là những tác nhân ghê gớm nhất trong việc gây ung thư. Rất may là phần lớn số tia UVC đã được hấp thụ hoặc phản xạ bởi tầng ozon nên không thể đến được bề mặt trái đất.

Khác biệt với tia UVA, UVB có sự thay đổi về cường độ tùy theo mùa, thời gian trong ngày và địa lý. Ví dụ: Ở bán cầu Bắc, cường độ tia UVB mạnh nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, đạt mức cao nhất trong ngày vào 10 giờ sáng – 4 giờ chiều.

UVB cũng tồn tại quanh năm. Tuy nhiên khác với UVA, nó thường xuất hiện phổ biến khi thời tiết nắng gắt. Đặc biệt, loại tia này có thể phản xạ trong môi trường cát, nước và tuyết. Chính vì thế, bạn cần có phương pháp bảo vệ da tối ưu nhất.

Hãy sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA và UVB.

Các chỉ số kem chống nắng cần quan tâm

SPF (Yếu tố chống nắng)

Đây là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB (Loại tia gây ra cháy nắng và ung thư da) trong thời gian nhất định.

Chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống tia UVB càng hiệu quả.

  • SPF 20 chống được 93% tia UVB.
  • SPF 30 chống được 97% tia UVB.
  • SPF 50 chống được 98% tia UVB.

PA (Lớp bảo vệ của UVA)

Chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da. Các sản phẩm kem chống nắng tốt cho da nhạy cảm đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường là:

  • PA+: có khả năng chống tia UVA ở mức 40 – 50%, được từ 2-4 giờ.
  • PA++: chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%, được 4-8 giờ.
  • PA+++: chống tia UVA tốt, lên đến 90%, được 8-12 giờ.
  • PA++++: chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%, được hơn 16 giờ.

Phổ rộng

Broad-Spectrum có nghĩa là “Quang phổ rộng”, sở hữu đầy đủ điều kiện bảo vệ làn da của bạn khỏi cả tia UVA/UVB.

Nếu trên bao bì kem chống nắng không xuất hiện các chỉ số SPF hoặc PA thì cũng đừng lo lắng hay hoang mang gì nhé. Hãy kiểm tra xem loại kem chống nắng đó có ghi dòng chữ “Broad-Spectrum” hay không. Nếu có, thì hẳn là bạn yên tâm “tậu ngay” em nó rồi đấy.

Và bạn nên nhớ rằng nếu không sử dụng kem chống nắng hàng ngày, việc dưỡng da của bạn là vô ích! Dù bạn có thấy chúng phiền phức hay khó chịu tới cỡ nào, thì dùng kem chống nắng vẫn là một việc RẤT QUAN TRỌNG. Những người sử dụng kem chống nắng hàng ngày hạn chế được 24% khả năng lão hóa sớm và giảm được 50% khả năng ung thư da so với những người kiên quyết không dùng kem chống nắng.

Bài viết rên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ về tia UVA và UVB là gì. Mong rằng, với những kiến thức này bạn sẽ lựa chọn được cho mình sản phẩm bảo vệ da phù hợp.

chống nắng
0 BÌNH LUẬN
2
FacebookTwitterPinterestEmail

BẠN CÓ THỂ THÍCH

Chế độ ăn KETO là gì? Giảm cân...

Tháng Mười Hai 28, 2020

Mụn thịt quanh mắt, nguyên nhân và cách...

Tháng Mười Hai 23, 2020

5 Bước sử dụng kem chống nắng bảo...

Tháng Mười Hai 17, 2020

7 bước chăm sóc da mặt hằng ngày...

Tháng Sáu 7, 2017

Để lại bình luận Cancel Reply

Lưu tên, Email và Trang Web của tôi trong trình duyệt này cho lần tôi nhận xét tiếp theo...

BÀI ĐĂNG GẦN ĐÂY

  • Ăn sáng kiểu này vừa hại dạ dày, vừa rút ngắn bao nhiêu năm tuổi thọ

    Tháng Một 5, 2021
  • Ăn khoai lang có béo không? Ăn nhiều khoai lang có tốt không?

    Tháng Mười Hai 28, 2020
  • Chế độ ăn KETO là gì? Giảm cân theo phương pháp KETO có tốt không?

    Tháng Mười Hai 28, 2020
  • Cách ăn trứng nhiều dinh dưỡng nhất

    Tháng Mười Hai 27, 2020
  • Mụn thịt quanh mắt, nguyên nhân và cách chữa trị an toàn, hiệu quả?

    Tháng Mười Hai 23, 2020

VỀ TÔI

VỀ TÔI

Rất vui khi bạn ghé thăm trang blog này. Trang blog này mình lập ra với mong muốn chia sẻ những kiến thức về Dược, Dinh Dưỡng, Làm Đẹp mà mình được dạy và tự học. Vì với mình thì "cho đi là còn mãi, giữ lại rồi cũng quên". Hy vọng những nội dung mình chia sẻ mang đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn. Và vì sức người có hạn nhưng kiến thức thì vô hạn, nên những điều mình chia sẻ nếu còn thiếu sót các bạn hãy đóng góp để chúng ta giúp nhau phát triển. ...

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

  • 1

    Uống nước sao cho đúng và đủ?

    Tháng Sáu 7, 2017
  • 2

    Dinh dưỡng học thất truyền

    Tháng Sáu 7, 2017
  • 3

    Hiểu thêm về Vitamin C

    Tháng Sáu 7, 2017
  • 4

    7 bước chăm sóc da mặt hằng ngày giúp da sáng mịn, sạch mụn

    Tháng Sáu 7, 2017

Follow Me

Facebook
  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest

@2019 - All Right Reserved. AllHealthForYou


TRỞ VỀ TRANG ĐẦU